Phản ứng trước đề nghị từ chính phủ Hàn Quốc, GM bày tỏ sự bi quan về triển vọng của thương hiệu tại quốc gia này, và cần thêm nhiều sự nhượng bộ từ phía công nhân, FT cho biết. Ngân hàng nhà nước KDB cho biết họ sẽ cung cấp gói tài trợ cho GM khi nhận được báo cáo tài chính cuối cùng vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
“Sau khi nhận được báo cáo cuối cùng, chúng tôi sẽ chuyển số tiền 470 triệu USD cho GM Hàn Quốc nếu tập đoàn xe Mỹ cam kết sản xuất trở lại. Việc tài trợ sẽ không diễn ra nếu GM nộp đơn xin bảo hộ phá sản”, đại diện của KDB nói.
Xe sản xuất trong nhà máy của GM tại Hàn Quốc. Ảnh: The Investor. |
Số tiền 470 triệu USD tương đương với 17% cổ phần của KDB tại GM Hàn Quốc sau khi tập đoàn Mỹ cam kết đầu tư 2,8 tỷ USD trong 10 năm tới. Hiện tại, GM chiếm 77% cổ phần tại GM Hàn Quốc, KDB 17% và đối tác Trung Quốc SAIC 6%.
GM Hàn Quốc từng là nơi sản xuất chính các dòng xe cỡ nhỏ, tuy nhiên phân khúc này đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhất là khi Chevrolet rút khỏi châu Âu, giảm xuất khẩu. Vào 20/4, GM Hàn Quốc cho biết việc nộp đơn bảo hộ phá sản là việc không tránh khỏi, nếu hai bên không đạt được thoả thuận về cắt giảm việc làm và trợ cấp.
Công ty GM tại Hàn Quốc vẫn tiến hành các cuộc đàm phán với công đoàn, để thảo luận về việc cắt giảm lợi ích cho người lao động và giảm 680 công nhân nhà máy ở Gunsan, để tiết kiệm khoảng 93 triệu USD. Khoảng 20% trong số 16.000 công nhân của GM Hàn Quốc đã tự nguyện xin nghỉ khi công ty hyundaiben hyundaihyundai hd320 xăng dầuđầu kéo hd1000đầu kéo hd700 này thông báo sẽ đóng cửa nhà máy Gunsan hồi tháng 2. Số phận của 3 nhà máy khác tại đây sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Công nhân Hàn Quốc đã tự nguyện xin nghỉ việc. Ảnh: arab. |
GM đã thúc giục chính phủ Hàn Quốc về việc cung cấp tiền mặt để tiếp tục hoạt động tại Hàn Quốc, trong bối cảnh tập đoàn này cắt giảm những hoạt động không có lợi nhuận ở nước ngoài. GM Hàn Quốc đã lỗ ròng 1,1 tỷ USD năm ngoái, kéo dài chuỗi thua lỗ 4 năm liên tiếp.
Một số chuyên gia vẫn hy vọng vào những thoả thuận phút chót giữa tập đoàn này và chính phủ Hàn Quốc. Ông Lee Hang-koo, nhà nghiên cứu thuộc Viện Kinh tế và Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc cho biết: “GM đang sử dụng chính sách ‘bên miệng hố chiến tranh’ như một chiến thuật thương lượng, tuy nhiên công ty không nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngay lập tức khi vẫn nhận thấy cơ hội được viện trợ từ Seoul”.
“Chính phủ Hàn Quốc sẽ cung cấp tiền hoặc các ưu đãi khác để giữ GM Hàn Quốc tiếp tục vận hành, đảm bảo việc làm cho công nhân, trong bối cảnh cuộc bầu cử địa phương quan trọng diễn ra vào tháng 6”, vị chuyên gia này chia sẻ thêm.
Năm 2001, GM bỏ tiền mua quyền kiểm soát hãng xe trên bờ vực phá sản Daewoo tại Hàn Quốc để thành lập liên doanh GM Daewoo, sau này trở thành GM Hàn Quốc. Thương vụ này mang lại thành công lớn cho hãng xe Mỹ khi doanh số tăng trưởng mạnh, chỉ trong 5 năm tăng 4 lần từ 300.000 xe lên 1,3 triệu. Thành công của GM Daewoo đến từ việc sản xuất những xe dưới thương hiệu Chevrolet để xuất khẩu. Tới 90% lượng xe Daewoo được xuất khẩu hoặc lắp ráp CKD ở 150 thị trường trên thế giới. Năm 1993, Deawoo liên doanh với Xí nghiệp Liên hiệp Cơ khí 7893 thuộc Bộ Quốc Phòng để thành lập Công ty ôtô Việt Nam Daewoo (VIDAMCO). Đến 2000, Daewoo mua hết cổ phần của phía Việt Nam để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, cung cấp các thương hiệu xe dưới logo Daewoo và sau này là Chevrolet. Đến 2011, công ty đổi tên thành GM Việt Nam. Nhiều thương hiệu xe ở Việt Nam được phát triển ở Hàn Quốc như Matiz, Captiva và Spark (tên mới của Matiz). |
Phương Linh (Theo Financial Times )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét